"Và
tất cả chúng ta đều đặt nhiều hy vọng vào những đổi mới giáo dục, mà trước mắt
và đầu tiên là áp dụng công nghệ mới, công nghệ ICT vào giáo dục. Nơi ứng dụng
công nghệ đầu tiên nên và rất nên là giáo dục. Những doanh nghiệp công nghệ Việt
Nam đầu tiên cũng nên và rất nên là các doanh nghiệp công nghệ giáo dục.”
Ứng dụng công nghệ để kiểm soát hành vi con người thì cũng chỉ là cách giải quyết vấn đề ở phần ngọn. Nếu muốn đi nhanh, đi xa và phát triển bền vững thì cách làm cho đúng vẫn phải là cho những nhà làm giáo dục đi học lại (tái đào tạo) và bài học đầu tiên cần phải học cho hiểu, đó là "ĐẠO ĐỨC LÀM NGƯỜI".
“Phát biểu tại nghị trường Quốc hội, Bộ
trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết: học thêm, học tập ngoài nhà
trường là nhu cầu thực tế. Bộ đã có văn bản quy định đầy đủ việc kiểm soát dạy
thêm trong khuôn khổ nhà trường gồm đạo đức nhà giáo, quy tắc ứng xử, văn hóa học
đường, thực thi công vụ. Tuy nhiên, môi trường ngoài nhà trường còn thiếu cơ sở
pháp lý để điều tiết, giám sát.”
Dạy
nghề thì sẽ cần phải có "cái chợ" (thị trường), nhưng giáo dục phổ
thông thì chỉ nên tập trung làm sao để có thể dạy được cho học sinh thành người
và sau đó là chọn lựa được con đường nghề nghiệp của mình. Nên tất cả những con người thiếu phẩm giá,
danh dự, đạo đức, lương tri, hoặc chỉ ham muốn làm giàu thì đừng nên chọn nghề giáo và làm giáo dục. Vì những
người học trò nếu được dạy dỗ bằng những con người vô giá trị giống như vậy, thì tương lai chúng cũng sẽ chẳng biết đi đâu về đâu.
“Dạy thêm, học thêm tràn lan ở Việt Nam giống như là một liệu pháp tâm lý, ngoại giao cho học sinh và một cách thức làm kinh tế hơn là một giải pháp, lựa chọn giáo dục. Cách học, cách thi ở Việt Nam là kiểm tra nhớ, hiểu nội dung trong sách giáo khoa hoặc mở rộng từ sách giáo khoa do vậy học thêm chủ yếu tập trung vào ôn luyện lại các kiến thức này. Nó thực sự không phải giáo dục.”
"Tôn
sư trọng đạo" cũng nằm trong vòng xoáy đó. Giá trị này rõ ràng đang bị
lung lay, không chỉ vì thầy nhiều khi không ra thầy khiến trò coi thường, mà
còn cả khi thầy ra thầy thì chưa chắc đã được trò tôn trọng! Tại vì "mọi
giá trị bị đảo lộn", cái đáng trọng thì đáng khinh, cái đáng khinh lại
đáng trọng. Việc của giáo dục là phải làm sao để người học quan tâm tới "đạo"
và "trọng đạo", từ đó mới "tôn sư", rồi mới có "lễ
nghĩa".
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, và giáo dục là con đường để tạo dựng các giá trị văn hóa. Nhìn giáo dục để thấy một dân tộc là sẽ có tương lai hay không. "Tôn sư trọng đạo", vốn dĩ là một văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc đã tồn tại qua hàng ngàn năm lịch sử, nhưng khi đến thời đại của kinh tế thị trường này, với chủ nghĩa lòng tham của một số nhóm lợi ích thì giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, hồn cốt của cả dân tộc Việt Nam đang là bị lung lay và dần mai một.
“Nếu
ngay bây giờ, chúng ta xây dựng một Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam bền
vững giai đoạn 2025 - 2045 thì Việt Nam có thể vừa đạt mục tiêu là nước thu nhập
cao vào 2045, vừa đạt mục tiêu là quốc gia có nhân lực phát triển bền vững thời
kì sau 2045 đến cuối thế kỉ 21. Không có một chiến lược phát triển con người Việt
Nam bền vững như vậy bây giờ thì áp lực tăng trưởng kinh tế sẽ dẫn tới suy
thoái lao động và dân số, nguy cơ tự tiêu vong sau khoảng 500 năm luôn hiện hữu."
Nói
Việt Nam sẽ tự tiêu vong sau 500 năm là vẫn chưa tính đến được sự càn quét là
như vũ bão của CMCN4.0 rồi, nhiều lắm thì chắc cũng chỉ khoảng 200-300 năm nữa
là cùng...
Với
sự thúc đẩy của CMCN4.0, xu hướng toàn cầu hóa sẽ lại được tăng cường thêm về
quy mô và tốc độ trên môi trường kỹ thuật số, chuyển đổi số trong nền sản xuất
vật chất cũng sẽ kéo theo cả sản xuất về tinh thần, và kết quả của nó sẽ là
thúc đẩy sự “cách mạng” của các xã hội ở khắp mọi nơi trên toàn thế giới. Cuộc cách mạng này là thời cơ lớn về kinh tế - xã hội cho những nước chưa có
nhiều thứ để mất như Việt Nam chúng ta, nhưng cũng sẽ là sự thách thức vô cùng
to lớn trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là lĩnh vực văn hoá, mà
trong đó sẽ bao hàm cả giá trị đạo đức truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc.
“Nói
đến văn hóa là nói đến những gì là tinh hoa, tinh túy nhất, được chưng cất, kết
tinh, hun đúc thành những giá trị tốt đẹp, cao thượng, đặc sắc nhất, rất nhân
văn, nhân ái, nhân nghĩa, nhân tình, tiến bộ (một con người có văn hóa, một gia
đình có văn hóa, một dân tộc có văn hóa; lối sống văn hóa, nếp sống văn hóa,
cách ứng xử có văn hóa...). Còn những gì xấu xa, việc làm ti tiện, đớn hèn, những
hành động phi pháp, bỉ ổi... là vô văn hóa, phi văn hóa, phản văn hóa. Hạnh
phúc của con người không phải chỉ ở chỗ nhiều tiền, lắm của, ăn ngon, mặc đẹp,
mà còn ở sự phong phú về tâm hồn, được sống giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ
phải và công bằng.”
Văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa mất thì dân tộc cũng sẽ bị tiêu vong…
--
HỘI THẢO KHOA HỌC: 80 NĂM ĐỀ CƯƠNG VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM