Văn hóa làng xã Việt Nam là một hệ thống các giá trị, chuẩn mực, phong tục tập quán, tín ngưỡng, nghệ thuật,... được hình thành và phát triển trong quá trình sống cộng đồng của người Việt từ ngàn xưa. Văn hóa làng xã là một bộ phận quan trọng của văn hóa Việt Nam, là nét văn hóa đặc trưng tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc, có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống vật chất và tinh thần của người Việt.
Dưới tác động và ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đất nước và con người Việt Nam đang có sự biến đổi hàng ngày, trong đó cũng có văn hóa làng quê Việt Nam. Điều đó đặt ra yêu cầu phải nhận thức sâu sắc và những hành động cụ thể để gìn giữ và phát huy những giá trị quý báu của văn hóa làng quê vốn đã được các thế hệ người Việt chọn lọc qua thăng trầm thời gian, chính là giữ hồn cốt của người Việt, của tinh hoa văn hóa dân tộc Việt Nam.
“Nền văn minh về vật chất đang phát triển, nhưng nền văn minh về tinh thần
thì đang là bị thụt lùi. Lý do phần nhiều cũng là do nền giáo dục giá trị
thấp của chúng ta không dạy bảo được cho thế hệ trẻ mai sau hiểu rõ được về giá
trị, và những giá trị nào là giá trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc,
để có thể gìn giữ, bảo tồn và phát huy nền văn hóa đó.”
Khái niệm “Xã hội 5.0” lần đầu tiên được đưa ra trong Kế hoạch cơ bản về khoa học và công nghệ lần thứ V cho giai đoạn 2016-2021 của Nội các Nhật Bản được công bố ngày 22/01/2016 như một xã hội tương lai mà Nhật Bản hướng tới. Đó là xã hội kế tiếp bốn xã hội trước đó. Xã hội 1.0 là xã hội đầu tiên khi hình thành loài người trên cơ sở cùng tồn tại với thiên nhiên, đó là xã hội săn bắn (Hunting Society). Xã hội 2.0 là xã hội nông nghiệp (Agrarian Society), xuất hiện các phương tiện canh tác, sinh sống theo nhóm hay bộ tộc, được hình thành từ khoảng 13.000 năm trước Công nguyên. Xã hội 3.0 là xã hội công nghiệp (Industrial Society) bắt đầu từ cuối thế kỷ XVIII với sự ra đời của động cơ hơi nước (1765) và bắt đầu phát triển nền sản xuất hàng hoạt. Xã hội 4.0 là xã hội thông tin (Information Society) với sự ra đời của máy tính điện tử (1945) và bắt đầu phân bố xử lý thông tin; phát triển kỹ thuật và công nghiệp điện tử LSI-VLSI-ULSI-SoC; xuất hiện Internet, điện thoại thông minh... Xã hội 5.0 là xã hội siêu thông minh (Super Smart Society) bắt đầu từ thập niên thứ hai của thế kỷ XXI với các từ khóa như Internet vạn vật (Internet of Things, IoT), Trí tuệ nhân tạo (AI), Dữ liệu lớn (Big data), Người máy (Robot),…
“Học theo những cái hay của
tư bản phương Tây, cái giá trị của người Nhật Bản, nhưng cũng phải biết gìn giữ
và phát huy cho được những giá trị là vô hình nhưng lại là truyền thống tốt đẹp,
mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, thì dân tộc Việt Nam chúng ta mới có thể trường
tồn theo thời đại, và trong cuộc cách mạng xã hội đang và sẽ diễn ra ở khắp mọi nơi trên toàn thế giới.”
--
Thiên đường không dành cho số đông, thiên đường không dành cho những người giàu có. "Làng 5.0" của RF chỉ dành cho những người có văn hóa.