Mã sách |
xxxxxx |
Tác giả |
Hoàng Đạo Thúy |
Người dịch |
|
NXB |
NXB Hội nhà văn |
Năm XB |
2020 |
Trọng lượng (gr) |
200 |
Kích thước |
14 x 20.5 |
Số trang |
156 |
Hình thức |
Bìa mềm |
NGHỀ THẦY – Những tâm sự còn nóng hổi sau gần 80 năm
"Chúng ta mà muốn, thì chúng ta có thể đổi hẳn tương lai nòi giống. Chỉ mười năm, phải, mỗi người chỉ tận tụy mười năm, là một thế hệ thanh niên sẽ đổi khác. Huống hồ đời giáo dục của chúng ta ba mươi năm, hay hơn nữa. Đó không phải là mơ mộng. Sự thực ai cũng làm được, mà ai cũng phải làm mới được.
Chúng ta đã không quản gì đồng lương, không nhìn đến chỗ ngồi. Trong trường tiến thủ đã chỉ tranh lấy một địa vị lạnh nhạt nhất, nhưng có ít nhất. Bước vào giáo giới là chúng ta đã có mục đích: không phải đi làm để kiếm ăn thôi, không phải chỉ đi làm công.
Chúng ta 'làm thầy'."
Nghề thầy được xuất bản lần đầu năm 1944, trong bối cảnh những cuộc tranh luận về triết lý giáo dục ở Việt Nam vẫn diễn ra lúc ồn ào, khi lặng lẽ, quan niệm giáo dục hướng về con người được Hoàng Đạo Thúy đưa ra từ 80 năm về trước vẫn còn nguyên giá trị.
Theo Hoàng Đạo Thúy, "Đem lũ trẻ con người ta trao cho, mà rèn giũa sao cho nên người, nên người có hiếu, sau này gây được gia đình bền chặt, người dân tốt giúp được nước, người có tâm với thiên hạ, làm người biết đạo người, sống hợp với lẽ trời đất". Vì thế, nếu coi việc học sinh đến trường chỉ để "học đọc, học viết, học tính, để thi đỗ, để rồi đi làm, thì đủ thứ sung sướng" là "sai lạc cả mục đích giáo dục".
Nghề giáo trong con mắt Hoàng Đạo Thúy không chỉ dạy học mà là khai sáng kiêm hoạt động xã hội. Theo ông, người thầy phải "đủ lòng yêu trẻ", "đủ lòng tin ở vận mệnh nước mình, ở xã hội này có thể thái bình và tốt đẹp được", từ đó "cả quyết rằng việc giáo dục thanh niên là việc mình, là cả đời mình".
"Kể ra thì cái nghề của chúng ta cũng như, hay là hơn các nghề khác, cũng có lắm cái nhục và lắm cái vinh (...) Nhưng thầy đã tận tụy, trong lâu năm, học trò đã khá giả, làng đã sạch sẽ, thịnh vượng, nước đã thảnh thơi, lúc trẻ nhỏ vào học, mặt sáng sủa tỉnh táo; thế thì thầy cũng có thể vui lòng mà bảo rằng: ‘tiến vi quan, đạt vi sư’ người xưa nói vậy mà phải".
Sau gần 80 năm, đa số vấn đề tác giả đặt ra, bàn luận cho đến hôm nay vẫn còn mới mẻ. Nhà nghiên cứu, tác giả Nguyễn Quốc Vương cho rằng nếu loại trừ cách dùng từ ngữ cổ kính mang dấu ấn thời đại đã qua, thay vào đó bằng một số từ đang được dùng phổ biến, ta sẽ thấy cuốn sách như được viết cho chính những người đang làm "nghề thầy" trong thế kỷ 21.
MỤC LỤC
CHÚNG TA MÀ MUỐN |
|
MỤC ĐÍCH |
|
PHẦN CHA MẸ |
|
|
MẤY LỜI THƯA CÙNG BÀ MẸ |
GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG |
|
NGUYÊN LIỆU |
|
PHƯƠNG PHÁP |
|
|
Tính thiện |
|
Người dạy được |
|
Thiên nhiên |
|
Tự sửa chữa |
|
Một thầy một trò |
|
Trừng trị |
|
Tin |
|
Trách nhiệm |
|
Sáng kiến |
|
Làm gương |
|
Thói quen |
|
Các phương pháp xưa nay |
NĂM PHẦN |
|
|
ĐỨC |
|
TRÍ |
|
THỂ |
|
TRÍ |
|
CÔNG |
PHẦN THẦY |
|
CẢM NHẬN VỀ SÁCH
--